Trên thị trường hiện nay có không ít các công ty cung cấp phần mềm quản lý bán hàng, lớn có nhỏ có, đắt có rẻ có, tuy nhiên, không phải phần mềm nào cũng tốt, cũng đáp ứng tốt nhu cầu quản lý và bán hàng của bạn. Nếu như bạn còn đang băn khoăn không biết nên chọn phần mềm quản lý bán hàng nào tốt thì bài viết này dành riêng cho bạn. Mình đã dành thời gian dùng thử top 3 phần mềm quản lý bán hàng tại Việt Nam đang được đánh giá tốt nhất hiện nay là Sapo (Sapo.vn), Kiotviet (kiotviet.vn) và Nhanh (Nhanh.vn). Trong quá trình sử dụng, phần mềm nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Và ngay dưới đây thôi, bạn có thể tìm hiểu chi tiết những điều đó, hãy tham khảo để lựa chọn phần mềm cho phù hợp với nhu cầu của bạn nha.
- Sapo – phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất
Trong 3 phần mềm mình đánh giá cao nhất là Sapo bởi sự tiện lợi, hiện đại. Đây cũng là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực quản lý bán hàng đa kênh. Nếu bạn muốn quy trình bán hàng chuyên nghiệp, nhanh chóng, hãy dùng thử Sapo để trải nghiệm các tính năng, tiện lợi mà nó mang lại.
Ưu điểm:
– Điều đầu tiên, Sapo có nhiều gói dịch vụ phù hợp với từng nhu cầu quản lý khác nhau. Điều này sẽ giúp phần mềm trở nên chuyên môn hóa để phù hợp nhất với từng ngành hàng, nhu cầu kênh bán hàng và quản lý của mỗi người dùng.
– Sapo là phần mềm đang làm tốt song song được những nghiệp vụ cho bán hàng tại cửa hàng và kết nối đồng bộ bán hàng online.
– Đọc thông tin về Sapo thấy nhiều tính năng quá sợ khó dùng nhưng khi dùng thử thì thấy phần mềm Sapo khá dễ dùng, hiện đại, menu sắp xếp hợp lý dễ nhìn, gọn gàng. Về giao diện, ,mình thấy thích nhất trong top 3 phần mềm.
– Sapo có tích hợp với nhiều đối tác về vận chuyển, thanh toán. Quy trình bán hàng thông suốt, chuyên nghiệp hơn chính là nhờ những tiện ích như thế này. Về vận chuyển, Sapo tích hợp trên phần mềm các đơn vị giao vận lớn như VNPost, Viettel Post, GHTK, GHN, Grab Express, Ahamove… Sapo cũng có cổng vận chuyển Sapo Express trợ giá ship rẻ hơn khi bạn đẩy đơn qua một số đơn vị vận chuyển uy tín trên cổng và Sapo đứng ra trực tiếp hỗ trợ về vận chuyển luôn.
Về thanh toán, ngoài các phương thức cơ bản như tiền mặt, thẻ ngân hàng, chuyển khoản,… Sapo có kết nối độc quyền với QR code của VNPAY…
– Sapo có tích hợp miễn phí phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook. Bình thường nếu mua riêng phần mềm quản lý bán hàng trên facebook cũng dễ đến vài trăm nghìn mỗi tháng. Phần mềm quản lý Facebook của Sapo mình cũng dùng thử rồi, dễ dùng, chạy mượt.
– Ngoài cửa hàng, Facebook, Sapo có khả năng kết nối bán hàng đa kênh, đồng bộ tập trung tồn kho, giá cả, đơn hàng, khách hàng, báo cáo từ website, sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Sendo…). Công nghệ bán hàng đa kênh thì Sapo là phần mềm tiên phong và cũng là đơn vị mình đánh giá đang đáp ứng tối ưu nhất.
– Báo cáo của Sapo cũng có thể coi là một ưu điểm bởi không chỉ có những báo cáo bán hàng, doanh thu lãi lỗ, Sapo có những báo cáo thông minh gợi ý cho những quyết định quan trọng ví dụ như báo cáo gợi ý nhập hàng, báo cáo so sánh, đánh giá mức độ hiệu quả giữa các chi nhánh, các nhân viên hay giữa các kênh trong các khoảng thời gian khác nhau…
– Một điều mình thấy ưng ở Sapo đó là dù phần mềm khá pro nhưng chi phí để sử dụng Sapo lại hợp lý, nếu không muốn nói là rẻ so với các phần mềm khác trên thị trường. Chỉ từ 119k/tháng là đã có thể bắt đầu sử dụng rồi.
Nhược điểm:
– Có nhiều gói dịch vụ vừa là ưu điểm cũng là nhược điểm, bạn cần phải xem xét nhu cầu của mình để lựa chọn gói dịch vụ phù hợp nhất.
Link website tham khảo: sapo.vn
- KiotViet
Kiotviet là thương hiệu phần mềm quản lý bán hàng có lịch sử khá lâu đời, có nhiều cửa hàng sử dụng bởi chi phí khá hợp lý (trước đây nổi vì giá bằng cốc trà đá, bây giờ chắc trà đá cũng tăng giá rồi nên chi phí sử dụng Kiotviet cũng tăng gần gấp đôi rồi, mua theo năm từ 180k-250k/tháng).
Ưu điểm:
– Giao diện khá đơn giản và dễ nhìn, khả năng phân quyền chi tiết cho từng tài khoản, mọi đối tượng đều có thể dễ dàng sử dụng.
– Kiotviet đáp ứng tốt về các tính năng nghiệp vụ quản lý bán hàng tại cửa hàng. Việc kiểm kho định kỳ, điều chỉnh hàng tồn kho giữa các chi nhánh, giảm thiểu thất thoát trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian.
– Kiotviet cũng kết nối miễn phí quản lý fanpage trên phần mềm giúp các chủ cửa hàng bán hàng tập trung. Tuy nhiên phần mềm quản lý fanpage thấy hơi cùi xíu.
– Kiotviet cũng tích hợp với các đơn vị thứ 3 như vận chuyển, thanh toán. Kiotviet có cổng vận chuyển tích hợp tiện ích kết nối với 1 số đơn vị giao vận phổ biến như: GHN, Viettel Post, J&T Express, Ahamove… Đội ngũ Kiotviet đứng ra hỗ trợ những vấn đề liên quan trực tiếp về vận chuyển luôn nên cũng khá tiện.
– Một tính năng mới mà mình thấy ưng ở Kiotviet đó là có tích hợp máy chấm công cho nhân viên nên cũng rất tiện để các cửa hàng có thể mua thêm máy chấm công và quản lý giờ làm cho nhân viên. Ngoài ra Kiotviet cũng có tính năng quản lý Lô, hạn sử dụng của hàng hóa hỗ trợ tốt cho các shop bán thực phẩm hoặc những sản phẩm có lô date.
Nhược điểm:
– Tập trung chính vào các chuỗi cửa hàng bán lẻ tại cửa hàng, hỗ trợ tốt cho các cửa hàng bán lẻ nhưng chưa đủ mạnh để hỗ trợ kinh doanh online.
– Giao diện đơn giản nhưng đôi lúc bị tối giản quá không theo thứ tự nên có 1 số tính năng mình sử dụng mà không biết làm thế nào, phải search cách sử dụng hoặc liên hệ để nhờ tư vấn. Dùng quen thì chắc không thành vấn đề.
– Chỉ có 2 gói dịch vụ để lựa chọn: 1 là gói Hỗ trợ 180k/tháng, 2 là gói Chuyên nghiệp 250k/tháng. Giá đắt hơn Sapo nhưng được cái rẻ hơn Nhanh.
Link website tham khảo : kiotviet.vn
- Nhanh.vn
Nhanh.vn xuất phát điểm từ cổng vận chuyển, họ cũng tập trung nhiều vào mảng vận chuyển và hỗ trợ bán hàng online. Mình đánh giá Nhanh.vn thuộc top 3 phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo ưu nhược ngay dưới đây của Nhanh.
Ưu điểm:
– Việc nhập liệu khá dễ dàng, có khả năng đồng bộ sản phẩm với khá nhiều sàn Shopee, Lazada, Vatgia, Sendo… hỗ trợ bán hàng online khá tốt.
– Như mình nói ở trên Vận chuyển là thế mạnh của Nhanh. Hiện tại Nhanh có liên kết với các đơn vị vận chuyển như: GHN, Vietnam Post, Viettel Post, Ecotrans, J&T,… Có thể đẩy đơn ngay cả khi không kết nối. Đây có thể coi là thế mạnh lớn nhất của Nhanh.
– Cũng giống như Sapo, Nhanh có nhiều gói dịch vụ cho những nhu cầu khác nhau. Một số gói dịch vụ như: thiết kế web, phần mềm quản lý bán hàng tại cửa hàng, phần mềm quản lý sàn, phần mềm quản lý đa kênh…. Nhanh còn có cả các gói dịch vụ content web và sàn TMĐT.
– Các tính năng nghiệp vụ của Nhanh mình thấy khá chi tiết, show nhiều tính năng trên tab mình cũng dễ dàng có thể nhìn thấy và sử dụng.
Nhược điểm:
– Giao diện phần mềm còn rối ren, với mình thấy chưa được hiện đại.
– Ngược lại so với Kiotviet, hỗ trợ tốt bán hàng online nhưng bán tại cửa hàng thì chưa được tối ưu lắm.
– Giống như Sapo, Nhanh cũng có nhiều gói dịch vụ nên bạn sẽ phải lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của mình.
– Giá thành của Nhanh rất cao so với mặt bằng chung. Gói cơ bản nhất Starter đã 250k/tháng rồi.
Link website tham khảo : https://nhanh.vn/
Với từng ưu nhược điểm riêng của từng phần mềm quản lý bán hàng này sẽ phù hợp với từng nhu cầu khác nhau. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn khi còn đang phân vân lựa chọn phần mềm quản lý bán hàng nào tốt nhất, phù hợp nhất. Đừng quên cả 3 phần mềm này đều cho dùng thử miễn phí 10-15 ngày nhé, trăm hay không bằng tay quen, nên hãy dành 1 vài buổi dùng thử xem có phù hợp không trước khi mua nhé.